Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viem Phoi O Tre So Sinh Co Nguy Hiem Khong Kzryq 1589604445

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nào gây bệnh và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Virus là nguyên nhân gây ra 80-85% trường hợp viêm phổi ở trẻ sơ sinh, có thể thành dịch lây lan xảy ra theo mùa.

Vi khuẩn: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae, S. aureus…

Trẻ hít phải nước ối, phân su trong quá trình sinh khiến trẻ bị nhiễm một số vi khuẩn H.Influenza, S.pneumonia, Cytomegalovirus, Klebsiella,…

Trẻ đẻ non, thiếu cân nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên hay bị trào ngược dạ dày thực quản cũng gây viêm phổi.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 1Trẻ đẻ non, thiếu cân rất dễ bị viêm phổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Khi bú mẹ, trẻ hay bị nôn, trớ, sữa sẽ đi theo đường thở vào phổi. Lượng sữa bị hít vào càng nhiều thì khả năng gây viêm phổi càng cao

Trẻ mắc các bệnh viêm da, viêm dây rốn cũng có thể gây viêm phổi

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ và môi trường nếu không vô trùng trong khi đỡ đẻ, hồi sức và chăm sóc sau đẻ

Môi trường sống của trẻ kém vệ sinh: nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá,…

Không được ủ ấm hoặc ủ ấm quá kỹ làm toát mồ hôi và không được lau khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh cũng gây viêm phổi

Không biết cách chăm sóc trẻ, trẻ không được tiêm phòng đầy đủ

Thời tiết thay đổi đột ngột.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường nghèo nàn, không rõ ràng nên rất khó nhận biết.

Cha mẹ cần để ý nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc
  • Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt;
  • Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 2Trẻ viêm phổi thường biểu hiện bằng bỏ bú, quấy khóc và sốt 

Khi có triệu chứng rõ ràng sau thì bệnh viêm phổi đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, đáp ứng kém với kích thích, li bì, bú kém hoặc bỏ bú, chướng bụng, nôn nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái…

Cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh, khi trẻ có biểu hiện sốt, bỏ bú, thở nhanh… thì phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cha mẹ cần học cách quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo rồi quan sát sự di động của lồng ngực hay bụng, cần quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ, không quan sát khi trẻ đang quấy khóc. Nếu trẻ thở nhanh, sẽ thấy sự di động nhanh hơn những ngày trẻ bình thường.

Có thể phát hiện trẻ thở thanh qua các chỉ số dưới đây:

  • Trẻ từ 1-5 tuổi, thở từ 40 lần trong 1 phút trở lên;
  • Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, thở từ 50 lần trong 1 phút trở lên;
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi, thở từ 60 lần trong 1 phút trở lên.

Cũng có thể nhận biết bằng cách khác, cha mẹ vén áo trẻ lên và quan sát lồng ngực. Nếu thấy trẻ thở khác thường, khi thở phát ra tiếng bất thường nào đó thì cũng có thể trẻ đã bị viêm phổi.

Cũng nên quan sát phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu bị lõm vào khi trẻ hít vào hay không? Ðể quan sát dấu hiệu này, hãy bế trẻ nằm ngang trên lòng mẹ hoặc đặt trẻ nằm ngang trên giường. Hiện tượng này nếu thấy thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào của trẻ, lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ mới có giá trị, còn chỉ thấy khi trẻ quấy khóc hoặc cố gắng hít sâu không được coi là co rút lồng ngực.

Một trẻ bị co rút lồng ngực chứng tỏ đã mắc viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện điều trị ngay.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 3Một trẻ bị co rút lồng ngực, cố gắng hít thở thể hiện bé đã viêm phổi

Như vậy, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh là rất mơ hồ, ở mỗi trường hợp lại khác nhau nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận. Khi phát hiện dấu hiệu khác lạ nào của trẻ, cần sớm đưa trẻ tới bác sỹ thăm khám và điều trị bằng thuốc trị, thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh viêm phổi kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm của viêm phổi

Viêm màng não

Khi viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn tấn công mạnh mà cơ thể bé không đủ sức đề kháng để chống cự.

Nếu để lâu, bệnh có thể để lại những di chứng không thể phục hồi: rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…

Nhiễm trùng máu

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Tràn mủ màng phổi

Đây là biến chứng nguy hiểm khiến trẻ hô hấp khó khăn, bạch cầu trong máu tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Tràn dịch màng tim, trụy tim

Khi bị viêm phổi, trẻ cũng có thể bị tràn dịch màng tim, trụy tim, nhiễm trùng máu do kháng thuốc, sốc thuốc

Kháng kháng sinh

Nếu bé mắc phải biến chứng này sẽ rất khó điều trị. Khi đó phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém và khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn.

Còi xương, kém phát triển

Trẻ biếng ăn, ăn không ngon sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch.

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *