Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé

Mach Me Cach Cam Tieu Chay Nhanh Nhat Cho Be Jfpgm 1594647662

Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé

Trước khi chỉ mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà thì cha mẹ phải hiểu biết về yếu tố nguy cơ cũng như biểu hiện con bị tiêu chảy trước nhé.

Thời điểm nào trong năm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất?

Tại nước ta, bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn bệnh nhân, đó là:

  • Thời điểm vào mùa nóng: đây là thời điểm có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Cùng với đó là thói quen thường xuyên ăn uống bên ngoài nhiều hơn, vì vậy dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
  • Thời điểm vào mùa lạnh: lúc này đa số gia đình thường ở trong nhà, tập trung đông đúc, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan. Vì vậy trẻ cũng dễ mắc phải những đợt dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý 3 điều này, kèm theo đó là những nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ bao gồm:

  • Cho con bú bình không đảm bảo vệ sinh: việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
  • Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách: như cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng hay thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
  • Do nước uống không sạch (như nước không đun sôi hoặc đã đun sôi nhưng để lâu) hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
  • Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
  • Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
  • Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.
Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé 1Do cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ tay bé hoặc dụng cụ bé cầm nắm mất vệ sinh gây tiêu chảy.

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ nhỏ

  • Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn mức bình thường: từ 3 lần trở lên.
  • Đi ngoài phân lỏng, phân nát, phân nhiều nước, dạng lổn nhổn hoặc nước, mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có thể có máu.
  • Trẻ nhỏ bỏ bú, chán ăn.
  • Nôn ói vài lần hoặc thường xuyên.
  • Mất nước do đi ngoài và nôn nhiều, sút cân, chậm tăng cân.

Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé

Nước gạo lứt rang

Dùng 100g gạo lứt rang lên cho vàng rồi đổ vào 2l nước, đun sôi cho tới khi gạo chín mềm thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành các lần uống trong ngày cho trẻ. Đây là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất đã được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả thực sự. Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy.

Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé 2Nước gạo lứt rang giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy.

Trà vỏ cam

Đối với trẻ bị tiêu chảy thì vỏ cam được xem là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch vỏ cam, cho vào cốc nước nóng hãm như hãm trà, sau khoảng 20 phút thì cho trẻ uống sẽ giúp cho triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm.

Súp cà rốt

Củ cà rốt có một lượng lớn chất pectin khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột nên nhanh chóng hạn chế tiêu chảy ở trẻ. Mặt khác, cách cầm tiêu chảy nhanh nhất này còn tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át sự lên men thối của vi khuẩn ở ruột già, kích thích niêm mạc ruột mau hồi phục. Ngoài ra, cà rốt còn nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải mất đi do tiêu chảy nữa.

Mách mẹ cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé 3Cà rốt còn nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải mất đi do tiêu chảy nữa.

Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất bằng loại củ này đó là gọt vỏ và rửa sạch 500g cà rốt, thái lát mỏng, đun nhỏ lửa cùng 2l nước đến khi cạn chỉ còn 1l thì vớt cà rốt ra nghiền nát, lọc qua rây, bỏ bã, thêm 3g muối đun sôi cho bé ăn mỗi ngày.

Uống nước cỏ sữa

Nguyên liệu cho cách cầm tiêu chảy bằng cỏ sữa nhanh nhất này gồm: 5 tai nấm mèo, 2 nắm cỏ sữa, 50g đậu đen xanh lòng. Tất cả các nguyên liệu nêu trên cần được rửa sạch, riêng nấm mèo thì thái dài và mỏng. Sau khi đã chuẩn bị xong bước sơ chế, mẹ lần lượt cho riêng các nguyên liệu: đậu đen, cỏ sữa, nấm mèo lên bếp và sao vàng. Tiếp sau đó mẹ cho cả 3 nguyên liệu này vào nồi, đổ thêm 3 bát nước nhỏ, sắc cho tới khi còn 0,5 bát nước thì chắt ra cho bé uống trong ngày.

Nước búp ổi non

Lá ổi vốn có tính đắng, nhiều tinh dầu, vị ấm và chứa hàm lượng lavonoid kích thích cơ trơn ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy nên cũng được dùng để chữa bệnh đường ruột rất tốt. Ngoài ra, các thành phần trong loại lá này còn cách cầm tiêu chảy nhanh nhất và giúp kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết tại ruột nên càng không nên bỏ qua khi trẻ bị tiêu chảy.

Để cầm tiêu chảy cho trẻ tại nhà, mẹ hãy lấy 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô đem sắc cùng 2l nước cho đến khi còn lại 500ml thì chắt ra, cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *