Bé suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục?

Be Suy Dinh Duong Phai Lam Sao De Khac Phuc Hgbhu 1529427051

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

  • Trẻ kém hấp thu do hệ tiêu hóa kém, thiếu hụt vi khuẩn có lợi đường ruột
  • Chậm cảm nhận vị giác, không phản xạ thèm ăn
  • Hệ miễn dịch còn kém, giảm khả năng chống lại bệnh tật
  • Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, các acid amin cần thiết cho cơ thể
Bé suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục?Suy dinh dưỡng là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Để giúp trẻ tăng cân đạt chuẩn và phát triển toàn diện cha mẹ cần tìm cách tác động đồng thời đến cả 4 nguyên nhân trên. Nếu 1 trong 4 yếu tố không cân bằng chắc chắn con bạn sẽ không thể tăng cân đạt chuẩn cũng như phát triển toàn diện được.

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé suy dinh dưỡng: Thay vì bắt bé ăn nhiều vào một bữa thì đối với trẻ biếng ăn, các bạn nên chia nhỏ bữa ăn hoặc cho bé bú nhiều lần trong ngày, cho trẻ  ăn thêm các bữa phụ theo nhu cầu tăng trưởng bù của trẻ.

Bé 1-2 tuổi, ngoài bú mẹ nhiều lần trong ngày, cần ăn thêm 4 bữa/ ngày. Các bé 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ ngày, ngoài các bữa chính, bữa phụ nên bổ sung thêm cho bé các dưỡng chất để bé dễ tăng cân, tăng chiều cao.

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao? Một điều rất quan trọng là mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm tinh bột (gạo, mì, khoai, bắp); nhóm chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…); nhóm chất béo (dầu, mỡ) và nhóm giàu vitamin, khoáng và chất xơ: các loại rau xanh, hoa quả…

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục? 1Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé suy dinh dưỡng

Chế biến các món ăn phải đa dạng, hợp khẩu vị và đổi món mỗi ngày với  màu sắc phong phú,  hấp dẫn tự nhiên để đảm bảo dinh dưỡng đồng thời tạo vị ngon lạ cho bé không chán ngán. Thức ăn chế biến phải phù hợp với độ tuổi của bé, không cho bé ăn cơm sớm. Khi bé đủ 24 tháng mới tập cho bé ăn cơm.

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao? Nếu bé bị bệnh suy dinh dưỡng, bữa ăn của bé phải được chế biến từ các loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc, tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn… Các dụng cụ chế biến thức ăn cho bé phải bảo đảm vệ sinh.

Thêm vào đó, mẹ nên cho thêm dầu mỡ vào chén bột, cháo hoặc nước canh, rau xào… để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu. Hơn nữa, mẹ cần đảm bảo cho bé ăn chín, uống sôi và nên cho bé ăn ngay khi vừa mới nấu, không dùng thức ăn đã hâm đi hâm lại nhiều lần hay để qua đêm.

Cách chăm bé suy dinh dưỡng về đời sống và tinh thần

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao? Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc chăm sóc bé về đời sống tinh thần cũng rất quan trọng.

Vệ sinh môi trường sống: môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm tiếng ồn… sẽ làm trẻ thường xuyên bị ốm vặt, trẻ không được ngủ đủ giấc, vui chơi không thoải mái dẫn đến trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng.

Vệ sinh cá nhân: để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt nhất, tránh nhiễm các bệnh về giun sán, đường hô hấp, đường tiêu hóa khác..

Bé suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục? 2Tâm lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé

Tâm lý: Tâm lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vì vậy, khi bé không chịu ăn hay ăn ít, bố mẹ đừng la mắng làm bé hoảng sợ, hành động đó sẽ phản tác dụng, làm bé có ác cảm và càng không muốn ăn. Thậm chí ngay cả khi bé cố nuốt thì cơ thể cũng rất khó hấp thụ. Khi dỗ bé ăn, bố mẹ nên tạo không khí thật vui tươi, tích cực. Đó là lý do vì sao những bé vui tươi thường hay ăn và chóng lớn hơn.

Vận động: Khi suy dinh dưỡng, cơ thể bé sẽ yếu đi, lười vận động, kém linh hoạt. Do đó, bố mẹ càng nên khuyến khích bé vận động để giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy trẻ đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng.

Giờ thì các bạn có thể yên tâm về vấn đề bé suy dinh dưỡng phải làm sao rồi phải không nào bởi vì các bạn đã biết cách khắc phục vấn đề trẻ suy dinh dưỡng rồi.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *