Bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh – Nhận biết và điều trị như thế nào?
Dị ứng là gì ?
Dị ứng là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với một chất nào đó, chất này được gọi là chất gây dị ứng.
Khi cơ thể một đứa trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng ( chạm vào, ăn uống, hít thở hoặc thông qua tiêm hoặc uống thuốc… ). Cơ thể của trẻ nhầm tưởng nó là các chất có hại, nó giải phóng histamine và các hóa chất khác để chống lại chúng.
Các chất này kích thích cơ thể và gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ho, phát ban đỏ và ngứa.
Trong một số ít trường hợp dị ứng, các chất gây dị ứng có thể gây nên phản ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay vì nó gây khó thở và có thể đe dọa tính mạng.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thường là không nguy hiểm, nhưng các triệu chứng của nó đôi khi khiến bé cảm thấy cực kỳ khó chịu
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng
Bệnh dị ứng của trẻ em khá đa dạng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh:
- Bọ ve: một loại vi sinh vật phát triển mạnh mẽ trên làn da của con người.
- Lông động vật: Lông chó, lông mèo, lông cừu bao gồm cả len… các loại động vật có lông đều có khả năng gây dị ứng.
- Phấn hoa: Phấn của một loại hoa nhất định đặc biệt là hoa của cây cỏ xung quanh nhà.
- Nấm mốc: Nấm mốc có thể xuất hiện tại nhiều nơi – những nơi ẩm ướt như phòng tắm, phòng ngủ hoặc bên ngoài trời trong điều kiện thời tiết phù hợp.
- Thực phẩm: Trẻ sơ sinh bị dị ứng có thể do bất cứ loại thực phẩm nào, đặc biệt là những loại thực phẩm bé ăn lần đầu. Nó có thể là một loại hải sản, một loại rau, một loại thịt động vật hay thậm chí là sữa bò.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng
Vì các triệu chứng của bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh rất giống với bệnh cảm lạnh nên dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, vẫn có những cơ sở nhất định để phân biệt chúng.
Dị ứng ở trẻ sơ sinh thường không có dấu hiệu sốt cao
Hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi dưới đây để xem con mình có bị dị ứng hay không:
- Con bạn có bị cảm lạnh trong thời gian dài ? Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường biến mất trong khoảng từ 7 – 10 ngày, trong khi đó, dị ứng có thể kéo dài hơn.
- Mũi của bé có bị ngạt liên tục hay không, bé có nháy mũi không ?
- Bé có thường xuyên ngoáy mũi ( do ngứa )?
- Nước mũi loãng và mỏng ( trái ngược với có màu xanh hoặc vàng và đặc như ở cảm lạnh ).
- Bé có hắt hơi thường xuyên hay không?
- Mắt của bé có nổi mạch máu đỏ, chảy nước hay cảm giác ngứa?
- Da dưới mắt bé có tối màu không?
- Bé cảm thấy thiếu oxy và phải dùng miệng để thở?
- Bé có ho khan dai dẳng hay không?
- Da của bé có nổi mẩn đỏ và bị ngứa không?
Bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh tăng cao nguy cơ mắc các bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang và hen suyễn nên cần có biện pháp hạn chế và điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Nếu con bạn thường xuyên bị dị ứng giả sử như bệnh dị ứng nổi mề đay ở trẻ em, và nó thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân, các bác sĩ có thể yêu cầu bé tiêm mũi phòng dị ứng ( liệu pháp miễn dịch ), tuy nhiên điều này chỉ áp dụng cho trẻ từ 4 – 6 tuổi, ngoại trừ trường hợp bé bị hen suyễn.
Cách tốt nhất để điều trị bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh không phải là dùng thuốc mà phòng ngừa. Cần tránh tối đa các nguyên nhân gây dị ứng sẽ khiến con bạn khỏe mạnh hơn và tránh xa căn bệnh này.
Thu Hà
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.