Những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng suy dinh dưỡng ở trẻ
Hiện tượng trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam đang ở mức báo động. Tuy nhiên, bạn đừng tưởng rằng cứ thiếu ăn thì mới suy dinh dưỡng nhé.
1. Nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Chế độ ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng
Cai sữa cho con quá sớm: Sữa mẹ là thức ăn rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vậy nhưng, có nhiều mẹ lại cai sữa cho con quá sớm hoặc không cho mẹ uống sữa mẹ mà thay vào đó là uống sữa bình. Trẻ không được cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cũng như việc tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ kém hơn những đứa trẻ khác.
Một chế độ ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Nguyên nhân cũng được bắt nguồn từ chính sự thiếu hiểu biết trong quá trình nuôi con của nhiều cha mẹ
Cho bé ăn dặm không đúng cách : Cai sữa quá sớm, cho trẻ ăn dặm sớm, đều hoàn toàn sai quy tắc và cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Để có thể cho trẻ ăn dặm thời gian hợp lý nhất là từ 4 – 6 tháng , bên cạnh đó vẫn phải duy trì cho trẻ bú mẹ.
Cho trẻ ăn quá ít : Phải cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thì trẻ mới có năng lượng để phát triển, tuy nhiên, rất nhiều mẹ lại cung cấp cho con một lượng dinh dưỡng thiếu hụt khiến cho trẻ không thể phát triển toàn diện.
Trẻ mắc một số bệnh lý nhiễm trùng
Một số bệnh lý mà trẻ thường gặp phải như: Hô hấp, tiêu chảy… những trẻ không được bú mẹ thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn so với trẻ bú mẹ. Khi mắc những bệnh lý này trẻ thường khó chịu và biếng ăn. Không chỉ vậy, việc uống thuốc kháng sinh khiến cho các vi khuẩn có lợi trong ruột bị tiêu diệt, khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút nghiêm trọng.
Trẻ sinh non thiếu sữa mẹ
Ngay từ khi mới chào đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, do vậy mẹ nên cho trẻ bổ sung thật hợp lý và đầy đủ nguồn dinh dưỡng này. Không nên để trẻ dưới 4 tháng ăn dặm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có những biểu hiện chính sau đây:
-
Trẻ biếng ăn hoặc ăn rất ít
-
Hay quấy khóc, không được lanh lợi
-
Trong 2 -3 tháng liên tục không tăng cân
-
Khi ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc và giật mình
-
Tóc thưa, dễ rụng
-
Da xanh xao
-
Cơ nhão và không săn chắc
-
Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa
-
Biết đi chậm…
Cha mẹ nên quan sát thật kĩ lưỡng sự phát triển cũng như quá trình tăng cân của bé để từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Nên cho trẻ thăm khám kịp thời tại các cơ sơ y tế, nếu phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng nên nhanh chóng có phương pháp bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Chắc chắn, nếu có phương pháp điều chỉnh trẻ sẽ không bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Diệu Linh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.