Giải đáp: sởi có ngứa không?
1. Sởi là bệnh như thế nào?
Sởi là bệnh do virus thuộc nhóm RNA paramyxovirus gây ra, bệnh thường xảy ra những vùng chật chội, nhiều cụm dân cư, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm vaccien. Do sởi lây qua đường hô hấp theo cơ chế nhỏ giọt nên khả năng lây rất cao gần như trên 90% những người không miễn dịch với bệnh sẽ mắc bệnh.
Tuy nhiên sởi là bệnh lành tính, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 8-10 ngày sau mắc bệnh nhưng nếu không được chữa trị lại xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bị sởi có ngứa không?
Hình ảnh bé bị bệnh sởi
2. Dấu hiệu phát hiện của bệnh sởi là gì?
-
Thời kì ủ bệnh: 10 ngày.
-
Thời kì khởi phát: 2-4 ngày, Người bệnh sốt cao 39-40 độ C , mệt mỏi chán ăn, xuất tiết niêm mạc, các triệu chứng giống với cảm cúm, mắt đỏ, sợ ánh sáng, phù mi mắt, khàn tiếng, buồn nôn, tiêu chảy… dấu hiệu koplik chấm trắng niêm mạc má.
-
Thời kì toàn phát: 5-7 ngày, người bệnh sốt cao tăng lên, nổi ban đặc hiệu nổi từ sau tóc- đầu cổ- ngực bụng- toàn thân, nổi hạch cổ và xuất tiết giảm dần.
-
Thời kì lui bệnh: sốt giảm dần, các ban bay theo thứ tự mọc, hoặc có thể xảy ra biến chứng của bệnh nặng hơn.
Khi bị bệnh sởi thì bệnh nhân thường có triệu chứng sốt cao
3. Sởi có ngứa không?
Từ triệu chứng có thể thấy: Ở giai đoạn bắt đầu nổi ban người bệnh không ngứa hoặc ngứa rất ít. Cho đến khi ban nổi toàn thân bệnh nhân thường rất khó chịu, ngứa khắp mọi nơi trên cơ thể . Đối với trẻ khi mắc bệnh sởi thường chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc. Do những triệu chứng như thế nên nhiều cha mẹ thắc mắc sởi có kiêng tắm không?
4. Sởi được điều trị như thế nào?
Hiện nay, sởi không có cách điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng trên người bệnh. Tuy nhiên bệnh thường tự khỏi trong vòng 7-10 ngày bởi hệ miễn dịch loại bỏ virus.
– Hạ sốt bằng cách uống paracetamol hoặc ibuprofen. Bạn cần tham khảo bác sĩ về bất cứ loại thuốc nào mà bạn định cho vào cơ thể. Bên cạnh sử dụng thuốc tây y người bệnh cũng nên lau người bằng nước ấm.
– Sử dụng kháng sinh điều trị bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ.
– Người bệnh nên bổ sung vitamin và vi chất, đồng thời chỉ nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá để có sức đề kháng chống lại virus tấn công. Có thể uống orezol chống mất nước.
Điều trị bệnh sởi cho trẻ em
– Nếu bệnh nhân là trẻ em bị ho thì nên cho sử dụng nước ấm, hoặc nước trà gừng ấm để thông thoáng đường hô hấp, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giảm ho. Nếu bé bị sốt cao thì nên chườm ấm cho trẻ liên tục và cho bé uống nước nhiều để bù lượng nước đã mất. Có thể cho bé uống sữa, nước trái cây để cung cấp vitamin và tăng sức đề kháng.
Như vậy sởi có ngứa không? Câu trả lời là có ngứa nhưng sẽ không thể phát hiện được ngứa do sởi gây nên nếu không để ý. Vì vậy, Khi bạn nổi ban mà cảm thấy ngứa thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh theo phác đồ tốt nhất.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.