Đau bụng kinh ngất xỉu có nguy hiểm không?
1. Hiện tượng đau bụng kinh ngất xỉu
Đau bụng kinh là tình trạng cơ thể cảm thấy đau quặn thắt ở vùng bụng dưới, nhiều trường hợp còn đau ở phần lưng dưới và phần dưới đùi. Nguyên nhân gây ra đó là do sự tiết hormone protaglandin làm quá trình co bóp tử cung diễn ra mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, đau bụng còn do rối loạn cấu trúc nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Ở nữ giới, khả năng bị đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt là khá cao và thông thường sẽ diễn ra âm ỉ, nhẹ nhàng. Một số trường hợp khác sẽ bị đau bụng dữ dội, đau đến nỗi mà không thể làm bất cứ việc gì, thậm chí đau bụng kinh ngất xỉu.
Chính vì những bất lợi đối với cuộc sống thường ngày, để giảm đau bụng kinh ngay lập tức thì chị em có thể đọc thêm các tư vấn của các bác sĩ như sau.
2. Bác sĩ tư vấn đau bụng kinh ngất xỉu có nguy hiểm không?
Hiện tại, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra cho rõ ràng.
Đau bụng kinh là một hoạt động sinh lý, khi đó, cơ thể tiết ra một chất hormone rất mạnh gây co bóp tử cung và gây đau dữ dội như vậy. Trong trường hợp này, cũng có thể do vị trí của tử cung của bạn có bất thường.
Nếu sau khi khám, kết quả tất cả bình thường thì bạn không có gì đáng ngại và không ảnh hưởng đến gì về sau. Bởi có rất nhiều bạn gái đến ngày có kinh nguyệt bị đau, có thể đau phát ngất, phải uống thuốc giảm đau, hoặc giãn cơ để không bị đau nữa.
Vì thế, bạn nên đi khám để yên tâm hơn. Nhiều người sau này lấy chồng lại hết đau. Do đó, bạn không nên quá lo lắng.
3. Hiện tượng đau bụng cấp do xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước (u nang, u đặc buồng trứng…), đặc biệt là các khối u có cuống dài, nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả trên buồng trứng bình thường. Khi tiến hành tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm những khối u buồng trứng thông qua khám phụ khoa định kỳ hay siêu âm bụng.
Nếu chưa kịp khám và tầm soát các bệnh lý phụ khoa mà xuất hiện đau bụng đột ngột, đau bụng nhiều vùng chậu và hạ vị (dưới rốn), chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất nhằm chữa trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm kể trên, đồng thời giúp duy trì chức năng sinh sản cũng như chức năng nội tiết tố nữ của mình.
Theo ThS BS. Nguyễn Thị Tố Thư – Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt đều có thể bị xoắn buồng trứng, rong kinh đau bụng kinh. Triệu chứng thường gặp là người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau quặn bụng vùng hạ vị, đau không giảm khi dùng thuốc giảm đau, giai đoạn sau đau liên tục, sốt, buồn nôn, ngất xỉu.
Để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần có kèm siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Người bệnh có tiền sử bị căn bị xoắn buồng trứng khi có biểu hiện đau quặn bụng vùng hạ vị phải đi khám ngay.
Chị em nên tập luyện thể thao thường xuyên, massage bụng, giữ ấm cơ thể, ăn trứng gà với ngải cứu, tắm muối khoáng, sử dụng thuốc giảm đau, bổ sung thêm vitamin E để giảm hiện tượng đau bụng kinh ngất xỉu. Nếu biết kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau thì cơn đau bụng kinh sẽ giảm hoặc hết nhanh thôi.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.