Cách phòng bệnh viêm não nhật bản cho trẻ hiệu quả trong mùa dịch
VVNNB là căn bệnh có nguy cơ mắc trong mùa hè, ở mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm vaccine. Đặc biệt gặp phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc. Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân VNNB nhập viện tử vong và khoảng một nửa số trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Biểu hiện của VNNB là sốt cao kèm theo các dấu hiệu thần kinh như nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ co giật, mê sảng, vật vã hoặc li bì, rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh.
Động vật nhiễm virus có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người (các loài chim, gia súc…). Virus lây qua đường máu, trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Ở nước ta, loại muỗi này sinh sản mạnh vào mùa hè, đỉnh điểm là từ tháng 3 đến tháng 7. Vì vậy, để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; nên ngủ màn và đề phòng muỗi đốt.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ
Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản được lan rộng, các gia đình cùng địa phương cần phối hợp phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, khôn được để nước ứ đọng, phân, rác… Cần thông quang các bụi tậm và lấp các cống rãnh, ao, hồ nước hay vũng tù đọng quanh nhà.
Tránh muỗi đốt trẻ tối đa trong mùa dịch
Cha mẹ cần tránh cho con bị muỗi đốt bằng cách sử dụng hương diệt muỗi, thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt hay gắn lưới cho tất cả các cửa phòng, cửa sổ cũng là biện pháp hữu hiệu. Khi đi ngủ nhớ buông màn đầy đủ.
Hạn chế ra cho trẻ ngoài vào ban đêm
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt nhất nên hạn chế cho trẻ ra ngoài vào ban đêm. Nếu trong trường hợp bắt buộc nhớ phải mặc quần áo dài, đi tất cho trẻ cẩn thận. Đặc biệt cha mẹ cần nhớ không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, là nơi loại muỗi truyền bệnh cư trú và hoạt động.
Tiêm phòng vắc xin
Biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch và đủ liều vaccine nhằm tạo miễn dịch chủ động. Theo đó, mũi vaccine ngừa viêm não Nhật Bản được tiêm đầu tiên khi trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Với trẻ lớn trên 5 tuổi mà chưa từng được tiêm vaccine thì cũng tiêm càng sớm càng tốt với 3 liều cơ bản và khoảng cách các mũi tương tự như trên. Do vắc xin có hiệu lực từ 3-6 tháng kể từ lúc tiêm phòng nên cha mẹ nên cho đi tiêm trước cho hiệu quả.
Hy vọng với các cách phòng bệnh viêm não nhật bản cho trẻ trong mùa dịch hiệu quả nhất trên, các mẹ đã có kiến thức cần thiết chăm sóc cũng như phòng tránh bệnh cho trẻ một cách hiệu quả an toàn.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.